Dịch vụ Logistics là gì? Khái niệm về logistics Khi nghe nói về Logistics, nhiều bạn sẽ hiểu một cách đơn giản rằng Logistics là quá trình vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Nhưng không đơn giản như vậy, Logistics rộng hơn những gì bạn nghĩ.
Hiểu một cách cơ bản rằng, Logistic chính là một quy trình cụ thể trong chuỗi cung ứng hàng hóa nói chung. Chuỗi cung ứng này bắt đầu từ những khâu nhập nguyên liệu, sản xuất, thẩm định rồi sau đó phân phối đến tay người tiêu dùng.
Trong chuỗi đó, Logistic có nhiệm vụ là lên kế hoạch cụ thể, triển khai và giám sát chặt chẽ việc vận chuyển hàng hóa đến tay người mua. Vậy bạn có thể hiểu đơn giản khái niệm dịch vụ Logistics là những dịch vụ liên quan đến việc triển khai, giám sát việc vận chuyển hàng hóa. Những dịch vụ này có thể sẽ được cung cấp bởi một bên thứ 3 có chuyên môn về Logistics. Điều này sẽ đặc biệt mang lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Nếu bạn có tìm hiểu về luật thương mại thì theo điều 233 LTM năm 2005 thì dịch vụ Logistic được định nghĩa cụ thể như sau:
“ Dịch vụ logistics là thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực hiện nhiều công việc bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì, ghi ký mã hiệu, giao hàng hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng hóa theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao.
” Dịch vụ Logistics sẽ bao gồm những gì? Khi nắm được khái niệm cơ bản về dịch vụ Logistics thì bạn cần hiểu rõ thêm dịch vụ về Logistics cụ thể sẽ bao gồm chuỗi các dịch vụ gì. Đặc biệt nếu bạn được phân công công việc này trong doanh nghiệp thì bạn càng phải nắm rõ.
7 công việc cơ bản của dịch Vụ Logistics
Dịch vụ bốc xếp hàng hóa:
Đối với dịch vụ bốc xếp hàng hóa cơ bản. Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giúp bản đóng hàng lên các phương tiện vận chuyển, container,… và dỡ hàng từ trên container xuống và xếp vào kho.
Dịch vụ kho bãi:
Đây là dịch vụ sẽ giúp bạn đóng gói hàng trước khi xếp hàng lên cont, chèn lót hàng hóa để bảo đảm hàng không bị vỡ. Một số mặt hàng sẽ được đóng vào thùng gỗ. Ngoài bảo quản hàng hóa cho bạn, đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp thêm cho bạn kho bãi để bạn thuê.
Vận chuyển nội địa:
Hàng sau khi đóng gói và bốc xếp thì sẽ được chuyển đi theo yêu cầu của bạn. Bạn có thể yêu cầu chuyển ở trong nước hoặc chuyển ra các cảng biển và cảng sân bay.
Khai thuê hải quan:
Đây là một dịch vụ không thể thiếu trong những dịch vụ logistics. Khai báo, làm thủ tục hải quan để chuẩn bị cho hàng xuất nhập khẩu thì không phải ai cũng lắm rõ. May mắn thay những đơn vị cung cấp các dịch vụ về Logistic có thể làm việc này giúp bạn.
Book cước, thuê tàu:
Đơn vị cung cấp dịch vụ sẽ giúp bạn liên hệ đặt chỗ trên tàu cho hàng hóa của bạn và gửi hàng đi các địa điểm ngoài nước.
Thông quan nhập khẩu:
Đây là dịch vụ sẽ phù hợp nhất đối với nhập khẩu hàng hóa. Sau khi hàng hóa của bạn được nhập về sẽ bắt buộc phải làm thủ tục khai báo hải quan ở cảng đích, sau đó mới có thể đưa hàng về kho bãi.
Giao hàng:
Để thuận tiện hơn và tránh mất thời gian, dịch vụ giao hàng của các đơn vị Logistics sẽ chuyển hàng của bạn để đúng địa điểm mà bạn muốn. Chỉ cần bạn yêu cầu mà thôi.
Phân loại dịch vụ logistics
Ngoài 7 đầu việc mà một dịch vụ Logistic cần có như mình đã liệt kê ở trên ra thì chúng ta có thể chia dịch vụ logistic ra làm 7 loại khác nhau. Mỗi loại được chia ra dựa theo các vận chuyển và khu vực vận chuyển.
Cụ thể bạn có thể xem ở dưới đây:
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển nội địa
Vận chuyển hàng hóa bằng đường biển quốc tế
Vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ
Vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không
Vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt
Vận chuyển hàng hóa bằng chuyển phát nhanh nội địa
Vận chuyển hàng hóa bằng chuyển phát nhanh quốc tế
Có 4 đường vận chuyển hàng hóa chính đó là đường biển, đường sát, đường bộ và đường đường hàng không. Trong đó, đường biển chúng ta sẽ bắt gặp nhiều nhất.
Hàng hóa phần lớn lưu thông qua đường biển bởi những con tàu chở hàng trên biển sẽ trở được một khối lượng hàng rất lớn. Đối với mỗi tàu có thể chở được hàng trăm nghìn tấn tương đương hàng ngàn container cho mỗi chuyến.
Hàng hóa phần lớn lưu thông qua đường biển bởi những con tàu chở hàng trên biển sẽ trở được một khối lượng hàng rất lớn. Đối với mỗi tàu có thể chở được hàng trăm nghìn tấn tương đương hàng ngàn container cho mỗi chuyến.
Đường sắt và đường bộ thường được sử dụng nhiều để vận chuyển trong nước. Nước ta có mạng lưới đường sắt và đường bộ khắp cả nước nên việc vận chuyển hàng hóa bằng đường rất cực kỳ dễ dàng.
Ngoài ra để tăng tốc độ vận chuyển hàng hóa thì những dịch vụ chuyển phát nhanh ra đời. Quy mô hoạt động đa dạng cả trong nước và ngoài nước. Nó sẽ tiết kiệm tối đa thời gian cho bạn.
Các dịch vụ logistics liên quan
Ngoài những công việc cơ bản mình đã kể ở trên ra thì vẫn còn nhiều dịch vụ đi kèm liên quan đến Logistics khác như:
Dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác
Tư vấn thủ tục xuất nhập khẩu
Xin giấy phép công bố cho hàng thực phẩm, đồ uống, mỹ phẩm Xin giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật, động vật
Xin giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O)
Tư vấn dán nhãn hàng hóa
Tra cứu mã HS Làm tham vấn giá
Phân tích phân loại hàng hóa
Những dịch vụ này sẽ mang tính đặc thù hơn và phù hợp với từng ngành khác nhau. Về cơ bản những dịch vụ này đều có ở những doanh nghiệp chuyển về Logistics nên bạn chỉ cần có nhu cầu thì họ sẽ làm cho bạn. Tuy chỉ là những dịch vụ liên quan đến logistics nhưng nhất thiết bạn phải cần đến nó để có thể xuất khẩu và nhập khẩu một cách thành công.
Đặc biệt những dịch vụ liên quan đến tư vấn sẽ cần thiết nhất đối với những doanh nghiệp sản xuất mà không có bộ phận Logistics. hoặc bộ phận Logistics hoạt động yếu, không hiệu quả.