Campuchia là một quốc gia đang phát triển trong những năm gần đây. Với lợi thế nhân công, vật tư, cơ sở hạ tầng còn rẻ. Địa hình tiếp giáp với Trung Quốc và Việt Nam nước ta, hiện Campuchia đã và đang được các tập đoàn, công ty đa quốc gia đầu tư và phát triển các ngành công nghiệp, sản xuất, một lượng hàng lớn được nhập khẩu vào campuchia thông qua các đường vận chuyển qua cửa khẩu và đường biển đường sông.
Tuy nhiên ngành vận tải biển ở đây còn chưa phát triển mạnh so với các quốc gia khác trong khối asean, chính vì thế loại hình quá cảnh là phương thức quan trọng và được lưu tâm nhất trong chuỗi logistics của Campuchia.
HÀNG QUÁ CẢNH LÀ GÌ ?
Hàng quá cảnh là hàng hóa của cá nhân hoặc của doanh nghiệp từ nước ngoài qua cửa khẩu của Việt Nam. Rồi tiếp tục chuyển đến nước khác nước thứ 3 (ở bài viết này là lãnh thỗ campuchia).
Đối với một số quốc gia, đặc khu thương mại, kinh tế không có cảng biển. Thì phải sử dụng cảng của các nước khác để xuất nhập khẩu hàng hóa của mình.
Để vận chuyển hàng sang Campuchi tại Việt Nam, phải quá cảnh tại cảng Cát Lái, làm thủ tục quá cảnh. Sau đó vận chuyển hàng từ cảng Cát Lái tới cửa khẩu Mộc Bài.
TẠI SAO HÀNG HÓA PHẢI QUÁ CẢNH CAMPUCHIA
Campuchia là đất nước có cảng biển nhỏ, không cập những tàu có trọng tải lớn. Nên tất cả các hàng hóa nhập từ Trung Quốc sang, phải quá cảnh sang lãnh thổ của Việt Nam. Qua các cửa khẩu Trung Quốc – Việt Nam và Việt Nam – Campuchia.
Hàng hóa quá cảnh Việt Nam đi Campuchia có các lợi ích chính sau :
- Giảm thời gian vận chuyển xuống mức tối đa
- Tiết kiệm chi phí vận chuyển thấp nhất
- Thông quan cực kỳ nhanh chóng
HỒ SƠ CẦN THIẾT CHO LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH VIỆT NAM-CAMPUCHIA
- Tờ khai vận chuyển độc lập OLA
- Hợp đồng quá cảnh ( Transit contract), Invoice, packinglist.
- Giấy ủy quyền ( LoA- Letter of Authorized)
- Bảng kê vận chuyển
- Bảng kê chi tiết hàng hóa quá cảnh (mẫu số 09/TT39)
- Vận đơn quá cảnh ( transit bill of lading) – với hàng hóa nhập quá cảnh từ nước ngoài – Việt Nam – Campuchia.
- Booking from shippinglines – với hàng hóa xuất quá cảnh từ Campuchia – Việt Nam – nước nhập khẩu.
THỜI GIAN HOÀN THÀNH DỊCH VỤ QUÁ CẢNH
- Với Hàng hóa vận chuyển đường bộ từ Campuchia, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu đường biển/ đường hàng không đi các nước trên thế giới : 1-2 ngày làm việc kể từ ngày lấy rỗng, đóng hàng.
- Với Hàng hóa vận chuyển đường biển/ đường hàng không từ các nước trên thế giới, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và vận chuyển đường bộ về Campuchia : 3-5 ngày làm việc kể từ ngày tàu cập (ETA) tại cảng Cát Lái/ Cái Mép/ sân bay TSN.
CÁC QUY ĐỊNH THAM KHẢO VỀ LOẠI HÌNH QUÁ CẢNH VIỆT NAM – CAMPUCHIA
- Hiệp định quá cảnh hàng hóa giữa Campuchia và Việt Nam.
- Thông tư 45/2011/TT-BTC – Quy định thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển đa phương thức quốc tế.
- Thông tư 47/2014/TT-BTC- Quy định về quá cảnh hàng hóa giữa Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam.
- Thông tư 39/2018/TT-BTC và phụ lục I kèm thông tư 39- Quy trình nghiệp vụ, quản lý, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh.
- Nghị định 46/2020/NĐ-CP – Quy định thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh “ thông qua hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN.
QUY TRÌNH CHUNG VỚI THỦ TỤC QUÁ CẢNH VIỆT NAM- CAMPUCHIA
1. Hàng hóa vận chuyển đường bộ từ Campuchia, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu đi các nước trên thế giới.
Bước 1 : Đặt booking từ shipping lines.
Bước 2 : Xe đi lấy container rỗng ( với hàng FCL) và di chuyển đến kho của khách để đóng hàng.
Bước 3 : Làm thủ tục xuất khẩu tại cửa khẩu xuất ở Campuchia (Bavet..)
Bước 4 : Mở tờ khai vận chuyển độc lập tại cửa khẩu nhập biên giới Campuchia- Việt Nam ( Mộc Bài…)
Bước 5 : Tiến hành kiểm hoá tại cửa khẩu, niêm seal ( với FCL cargo) và dán tem ( với LCL cargo).
Bước 6 : Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập đầu tiên ( Mộc Bài..) về cửa khẩu xuất cuối cùng ( Cát Lái/ Cái Mép)
Bước 7 : Thanh lý tờ khai OLA tại cảng Cát Lái/ Cái Mép.
2. Hàng hóa vận chuyển đường biển từ các nước trên thế giới, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và vận chuyển đường bộ về Campuchia.
Bước 1 : Tiếp nhận bộ shipping docs ( B/L, PL)..
Bước 2 : Mở tờ khai vận chuyển độc lập OLA tại cảng nhập Cát Lái/ Cái Mép.
Bước 3 : Kiểm hóa và niêm phong lô hàng ( niêm seal với FCL cargo và dán tem niêm phong với LCL cargo)
Bước 4 : Làm bảng kê vận chuyển, trung chuyển hàng hóa về Mộc Bài để thanh lý tờ khai.
Bước 5 : Vận chuyển hàng hóa về kho khách hàng tại Campuchia
3. Hàng hóa vận chuyển đường hàng không từ các nước trên thế giới, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và vận chuyển đường bộ về Campuchia.
Bước 1 : Tiếp nhận bộ shipping docs ( MAWB, PL)..
Bước 2 : Mở tờ khai vận chuyển độc lập OLA tại sân bay TSN
Bước 3 : Kiểm hóa và niêm phong lô hàng
Bước 4 : Làm bảng kê vận chuyển, trung chuyển hàng hóa về cửa khẩu biên giới Việt Nam- Campuchia (Mộc Bài..) để thanh lý tờ khai.
Bước 5 : Vận chuyển hàng hóa về kho khách hàng tại Campuchia.
4. Hàng hóa vận chuyển đường bộ từ Campuchia, quá cảnh tại lãnh thổ Việt Nam và xuất khẩu đường hàng không đi các nước trên thế giới.
Bước 1 : Đặt booking từ hãng bay.
Bước 2 : Xe vận chuyển hàng hoá từ kho của chủ hàng ( Campuchia) đến cửa khẩu biên giới Campuchia – Việt Nam.
Bước 3 : Mở tờ khai xuất khẩu tại đầu Campuchia.
Bước 4 : Mở tờ khai vận chuyển độc lập OLA tại cửa khẩu nhập biên giới Việt Nam.
Bước 5 : Kiểm hoá lô hàng và dán tem niêm phong.
Bước 6 : Vận chuyển hàng hoá từ cửa khẩu nhập về sân bay.
Bước 7 : Tiến hành cân hàng, dán tem-mark shippinglines.
Bước 8 : Thanh lý tờ khai quá cảnh.
CÁC CẢNG VÀ CỬA KHẨU ĐƯỢC PHÉP QUÁ CẢNH
QUÁ CẢNH 2 ĐẦU |
|
TUYẾN ĐƯỜNG QUÁ CẢNH CỬA KHẨU CAMPUCHIA – VIỆT NAM | CỬA KHẨU VIỆT NAM ( Nhập quá cảnh – thanh lý xuất quá cảnh ) |
Vĩnh Xương (tỉnh An Giang) – Ca om Samno (tỉnh Kandanl) | ICD PHƯỚC LONG 3 |
Thường Phước (tỉnh Đồng Tháp) – Cốc Rô Ca (tỉnh Prey Veng | |
Mộc Bài (tỉnh Tây Ninh) – Ba Vét (tỉnh Svay Riêng) | |
Xa Mát (tỉnh Tây Ninh) – Tơrapeng Phơ-long (tỉnh Kong Pong Chàm) | CẢNG CÁT LÁI ( GIANG NAM, PHÚ HỮU, CFS CL) |
Lệ Thanh (tỉnh Gia Lai) – O Da Đao (tỉnh Ratanakiri) | |
Hoa Lư (tỉnh Bình Phước) – Tơrapeng Sre (tỉnh Kara Chê) | |
Tịnh Biên (tỉnh An Giang) – Phơ-nông Đơn (tỉnh Takeo) | |
Hà Tiên (tỉnh Kiên Giang) – Prek Chak (Lork – tỉnh Kam Pốt) | CẢNG CÁI MÉP ( TCIT, CMIT, THỊ VẢI,SSIT) |
Dinh Bà (tỉnh Đồng Tháp) – Bontia Chăk Crây (tỉnh Prêy Veng) | |
Bình Hiệp (tỉnh Long An) – Pray Vor (tỉnh Svay Riêng) |
Chủ hàng hoặc người chuyên chở phải nộp, xuất trình các loại chứng từ cho cơ quan Hải quan theo quy định của pháp luật về Hải quan và các văn bản hướng dẫn.
Hàng hóa quá cảnh chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong toàn bộ thời gian hàng hóa quá cảnh trên lãnh thổ Việt Nam.
Cấm tiêu thụ tại Việt Nam hàng hóa quá cảnh thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.
Số 84, phố Cù Chính Lan, khu 5 phường Ninh Xá , thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
SDT liên hệ: 0868334599
Website : http://vantaikinhbac.com.vn/
email: kinhbaclogistics@gmail.com