Dạo gần đây có rất nhiều tin tức về sự vụ cháy tàu thuyền dẫn đến tổn thất hàng hóa. Câu hỏi đặt ra là , khi xảy ra những vụ việc như cháy tàu hòa hoạn hay delay chậm thời gian vận chuyển đó thì ai sẽ là người chịu trách nhiệm ?
Thực tế thì vấn đề này đã được quy định rõ trong BỘ LUẬT HÀNG HẢI VIỆT NAM năm 2015
𝗧𝗮̣𝗶 𝗸𝗵𝗼𝗮̉𝗻 𝟮 𝗗𝗶𝗲̂̀𝘂 𝟭𝟱𝟭. 𝗠𝗶𝗲̂̃𝗻 𝘁𝗿𝗮́𝗰𝗵 𝗻𝗵𝗶𝗲̣̂𝗺 𝗰𝘂̉𝗮 𝗻𝗴𝘂̛𝗼̛̀𝗶 𝘃𝗮̣̂𝗻 𝗰𝗵𝘂𝘆𝗲̂̉𝗻
Người vận chuyển được miễn hoàn toàn trách nhiệm, nếu tổn thất hàng hóa xảy ra trong trường hợp sau đây:
a) Lỗi của thuyền trưởng, thuyền viên, hoa tiêu hàng hải hoặc người làm công của người vận chuyển trong việc điều khiển hoặc quản trị tàu;
b) Hỏa hoạn không do người vận chuyển gây ra;
c) Thảm họa hoặc tai nạn hàng hải trên biển, vùng nước cảng biển mà tàu biển được phép hoạt động;
d) Thiên tai;
đ) Chiến tranh;
e) Hành động xâm phạm trật tự và an toàn công cộng mà bản thân người vận chuyển không gây ra;
g) Hành động bắt giữ của người dân hoặc cưỡng chế của Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;
h) Hạn chế về phòng dịch;
i) Hành động hoặc sự sơ suất của người giao hàng, chủ sở hữu hàng, đại lý hoặc đại diện của họ;
k) Đình công hoặc các hành động tương tự khác của người lao động do bất kỳ nguyên nhân nào làm đình trệ hoàn toàn hoặc một phần công việc;
l) Bạo động hoặc gây rối;
m) Hành động cứu người hoặc cứu tài sản trên biển;
n) Hao hụt về khối lượng, trọng lượng hoặc mất mát, hư hỏng khác của hàng hóa xảy ra do chất lượng, khuyết tật ẩn tỳ hoặc khuyết tật khác của hàng hóa;
o) Hàng hóa không được đóng gói đúng quy cách;
p) Hàng hóa không được đánh dấu ký, mã hiệu đúng quy cách hoặc không phù hợp;
q) Khuyết tật ẩn tỳ của tàu biển mà những người có trách nhiệm không phát hiện được, mặc dù đã thực hiện nhiệm vụ một cách mẫn cán;
r) Bất kỳ nguyên nhân nào khác xảy ra mà người vận chuyển không có lỗi hoặc không cố ý gây ra tổn thất hoặc không phải do người làm công, đại lý của người vận chuyển có lỗi gây ra.
𝗩𝗲̂̀ 𝘃𝗮̂́𝗻 𝗱𝗲̂̀ 𝗰𝗵𝗮̣̂𝗺 𝘁𝗿𝗮̉ 𝗵𝗮̀𝗻𝗴, 𝘁𝗮̣𝗶 𝗞𝗵𝗼𝗮̉𝗻 𝟯 𝗱𝗶𝗲̂̀𝘂 𝟭𝟱𝟭 𝗰𝘂̃𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗼𝗻𝗴 𝗯𝗼̣̂ 𝗹𝘂𝗮̣̂𝘁 𝗻𝗮̀𝘆.
Người vận chuyển không phải chịu trách nhiệm đối với việc chậm trả hàng trong trường hợp sau đây:
a) Đi chệch tuyến đường khi đã có sự chấp thuận của người giao hàng;
b) Nguyên nhân bất khả kháng;
c) Phải cứu người hoặc trợ giúp tàu khác đang gặp nguy hiểm khi tính mạng con người trên tàu có thể bị đe dọa;
d) Cần thời gian để cấp cứu cho thuyền viên hoặc người trên tàu.
Ngoài ra , Theo quy định tại khoản 3 Điều 546 Bộ luật luật dân sự 2005, quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Bên vận chuyển .
“𝘛𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘩𝘰̛̣𝘱 𝘣𝘢̂́𝘵 𝘬𝘩𝘢̉ 𝘬𝘩𝘢́𝘯𝘨 𝘥𝘢̂̃𝘯 𝘥𝘦̂́𝘯 𝘵𝘢̀𝘪 𝘴𝘢̉𝘯 𝘷𝘢̣̂𝘯 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘣𝘪̣ 𝘮𝘢̂́𝘵 𝘮𝘢́𝘵, 𝘩𝘶̛ 𝘩𝘰̉𝘯𝘨 𝘩𝘰𝘢̣̆𝘤 𝘣𝘪̣ 𝘩𝘶𝘺̉ 𝘩𝘰𝘢̣𝘪 𝘵𝘳𝘰𝘯𝘨 𝘲𝘶𝘢́ 𝘵𝘳𝘪̀𝘯𝘩 𝘷𝘢̣̂𝘯 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘵𝘩𝘪̀ 𝘣𝘦̂𝘯 𝘷𝘢̣̂𝘯 𝘤𝘩𝘶𝘺𝘦̂̉𝘯 𝘬𝘩𝘰̂𝘯𝘨 𝘱𝘩𝘢̉𝘪 𝘤𝘩𝘪̣𝘶 𝘵𝘳𝘢́𝘤𝘩 𝘯𝘩𝘪𝘦̣̂𝘮 𝘣𝘰̂̀𝘪 𝘵𝘩𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘵𝘩𝘪𝘦̣̂𝘵 𝘩𝘢̣𝘪, 𝘵𝘳𝘶̛̀ 𝘵𝘳𝘶̛𝘰̛̀𝘯𝘨 𝘩𝘰̛̣𝘱 𝘤𝘰́ 𝘵𝘩𝘰𝘢̉ 𝘵𝘩𝘶𝘢̣̂𝘯 𝘬𝘩𝘢́𝘤 𝘩𝘰𝘢̣̆𝘤 𝘱𝘩𝘢́𝘱 𝘭𝘶𝘢̣̂𝘵 𝘤𝘰́ 𝘲𝘶𝘺 𝘥𝘪̣𝘯𝘩 𝘬𝘩𝘢́𝘤.”.
Vì vậy , để đảm bảo quyền lợi của mình, chủ sở hữu hàng hóa nên mua bảo hiểm riêng cho hàng hóa của mình hoặc trong hợp đồng vận chuyển nên có thêm các thỏa thuận khác yêu cầu bồi thường đối với bên vận chuyển.