CÁC THUẬT NGỮ GIAO NHẬN QUỐC TẾ CHO CÁC BẠN MỚI VÀO NGHỀ

1. FREE DEM – DET.
Nhiều bạn có hàng nhập SEA FCL hay nghe lưu bãi và lưu Cont, vậy khác nhau ở đâu?
– Dem : Là viết tắt của Demmurage, nghĩa là phí lưu bãi ( cảng ), hàng được 5 ngày Free Dem nghĩa là 5 ngày cont đó đặt ở cảng, bãi đó miễn phí, sau time đó sẽ tính tiền lưu bãi.
– Det : Viết tắt của Detention , nghĩa là phí LƯU CONT, hàng được 5 ngày free Det Nghĩa là vác cái cont đó ra khỏi cảng muốn mang đi đâu thì mang, trong 5 ngày trả vỏ cont thì miễn phí.
2. CẢNG VÀ BÃI, KHO CFS
– Cảng là phần diện tích ngay sát bờ biển hoặc bờ sông, tàu ghé vào cái có cần cẩu gắp để xuống luôn, cảng thường là mảnh đất thuận lợi nhất để tàu ghé vào lấy / thả hàng. Do cont hạ xuống nâng lên liên tục xếp chồng nhiều tầng, xe tải đến lấy / giao hàng liên tục nên chỗ cảng ko thể mở cont ra kiểm được.
– Bãi là phần diện tích mặt bằng ở gần cảng được chủ bãi thiết kế để lưu cont dài hạn hoặc mở cont ra kiểm thoả mái mà ko ảnh hưởng gì như chỗ cảng, chỉ là nơi để container sau khi đã hạ hàng xuống tàu.
– Kho CFS : Là kho khai thác hàng lẻ, Hàng ghép cont sau khi nhập về sẽ dỡ các kiện hàng ra để ở đây, đánh dấu hàng của chủ hàng nào ra chủ hàng đó, kho thì oai hơn là thành cái nhà có mái che ko sợ mưa nắng, tuy nhiên hàng lẻ thì ko được miễn phí lưu kho ngày nào, về là tính tiền luôn
3. VẬN ĐƠN ORIGINAL, TELEX, SURRENDER, COPY, SEAWAYBILL, EXPRESS BILL.
– ORIGINAL : Là vận đơn gốc , khi seller ko tin tưởng buyer ( Sợ bùng ko thanh toán ) thì bảo hãng tàu làm vận đơn Original, hồi xưa khi internet chưa phát triển, khi nào seller thanh toán thì gửi chuyển phát nhanh cho buyer vận đơn gốc này, mất phí cpn và vài ngày buyer mới nhận đc, đưa cho hãng tàu tại việt nam thì mới lấy được hàng.
– TELEX RELEASE: Khi Internet phát triển, Buyer ko cần phải gửi cpn nữa mà chỉ cần bảo hãng tàu THẢ HÀNG, Hãng tàu thu lại bill gốc và đóng dấu TELEX RELEASE gửi đầu hãng tàu Việt Nam, là đầu Việt Nam hiểu hàng đã được thả, thả cho Buyer.
– TELEX RELEASE = SURRENDER, COPY, SEAWAYBILL, EXPRESS BILL.( Vì thế nhìn thấy các chữ này trên bill là các bạn hiểu hàng đã được thả )
4. TEU và FEU
TEU : Là tên của container 20 feet
FEU : Là tên của container 40 feet
1 FEU = 2 TEU
Chú ý các phụ phí nếu hãng tàu báo theo TEU mà hàng mình cont 40 thì phải nhân 2 lên.
5. CY và CFS
– CY : Là container Yard : Bãi / cảng container. Là nơi đặt hàng nguyên cont
– CFS : Là kho hàng lẻ: chuyên đặt hàng lẻ
Nếu hàng cont ghi trên BILL OF LADING là : CY – CY thì hàng đó là nguyên cont. Nếu ghi là CFS – CY Thì đầu bên kia là đóng ghép hàng lẻ, đầu này là nguyên cont. Chú ý một số bên dùng cách này để thu tiền chênh của khách hàng, đầu này vẫn thu tiền theo phụ phí hàng lẻ, mặc dù ko mất vì hàng nguyên cont ko có phí CFS 18 usd/ cbm
6. LCL & FCL
– LCL : Less Container loaded : Hàng lẻ
– FCL : FULL Container loaded : Hàng nguyên cont
7. THC , DO , HANDLING, CIC, Labour fee, PSS, LSS, DO, Handling.
– THC : Terminal handling charge : Cái cầu cảng gắp cont xuống, nó thu phí này
– CFS : Container freight station : Phí hàng lẻ
– CIC : container imbalance charges : Phí mất cân bằng cont : Ví dụ hàng China nhập về Việt Nam thì nhiều, hàng VN xuất đi ít => nó phải chạy tàu chở vỏ rỗng về, nó thu phí này bù lại
– PSS / PSC : Peak season surcharge / Peak season charge : Phụ phí mùa cao điểm, khi cao điểm nhu cầu tăng hãng tàu tăng phí / giá này để tối ưu lãi
– LSS : Low Sunphur Surcharges : Phí giảm lưu huỳnh : Hãng tàu chạy, chất thải lưu huỳnh rất nhiều, họ phải đóng phí này cho bên môi trường.
– Labour fee/ Loading fee : Phí hàng lẻ, các bên hàng lẻ tháo dỡ hàng ra thu phí này
– DO : Phí lệnh giao hàng
– Handling : Phí Forwarder làm lệnh, gọi điện, email cho lô hàng
8. POL / POD / DEST
– POL : Cảng xếp hàng – Port of loàding
– POD : Cảng dỡ hàng – Port of delivery
– Transit time : Thời gian vận chuyển đường biển / hàng không
– HUB : Cảng trung chuyển : SIN / PUS / HKG / SHANG.
9. CÁC LOẠI CONTAINER
– CONT 20 / 40 / 40HC ( giống cont 40 nhưng cao hơn 40 cm ) / Cont 45
– CONT 20/40 OPEN TOP ( Mở nóc )
– CONT 20 / 40 FLAT RACK ( Cont chỉ có sàn cont và 4 cọc lồi lên để chằng hàng )
– Cont 20/40 lạnh ( Cont có điều hoà chở hàng lạnh, hải sản, rau củ.. )
Kích thước các loại cont
– Cont 20 : dài 6m, rộng 2.2 m, cao 2.2m
– Cont 40 : Dài 12m , rộng và cao như cont 20
– Cont 40HC: Như cont 40, cao hơn 40cm
– Cont 45HC : Dài hơn cont 40 khoảng 50cm
Chú ý lòng container hụt đi 20cm chiều dài.
10. Các điều kiện Incorterm cơ bản :
– EXW : Giao hàng tại xưởng người bán
– FOB : Giao tại Cảng đi , seller chuyển hàng ra cảng, đóng phụ phí, làm hải quan, Buỷer trả cước tàu / máy bay
– CIF : Giao tại cảng đến, Seller trả nốt phí vận tải về Hải phòng, hcm, nội bài.
– DDU : Giao tận nhà của người mua, ko trả thuế nhập khẩu và Vat
– DDP : Giao tận nhà người mua, trả nốt thuế.
Chú ý : Seller / Buyer chịu phí đến đâu thì chịu rủi ro đến đó.
#KBL #VantaiBacNam #Liienvanquocte #VantaiDaphuongthuc #Vantaisieutruongsieutrong #Vậntải #VậnchuyểnBắcNam #Container #VậntảiBắcTrungNam #VậntảiĐườngSắt #VantaiChuyenNghiep #VantaiUytin #vanchuyenhangghep #vanchuyendiLao #vanchuyendiCampuchia #vanchuyenbacnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *