LƯU Ý KHI LẦN ĐẦU DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn mới bắt đầu công việc kinh doanh hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài và không biết phải làm gì đầu tiên? Bạn đau đầu trong việc lựa chọn một nhà cung cấp uy tín, chất lượng với mức giá cạnh tranh? Thực tế, đối với người mới bắt đầu thì quy trình nhập hàng kinh doanh khá là phức tạp nên đòi hỏi mỗi cá nhân cần phải bỏ ra nhiều thời gian để nghiên cứu và thực hành mới có thể hiểu và thành thạo được. Vậy nên, trong bài viết dưới đây, Kinh Bac Logistics sẽ chia sẻ đến bạn các bước chi tiết cần lưu ý khi lần đầu nhập hàng kinh doanh về Việt Nam nhé! Hyvọng bạn sẽ không gặp bất cứ vấn đề gì hoặc nếu có thì vẫn có thể giải quyết và vượt qua được
I. Tự đặt câu hỏi cho bản thân Trước khi bạn nhập khẩu hàng hoá về Việt Nam kinh doanh thì hãy dành một ít thời gian để tự hỏi và trả lời 5 câu hỏi sau để có thể kiểm tra kĩ lại lập trường của bản thân nhé! ‘
1. Mục đích mà bạn muốn nhập loại hàng hóa này là gì? Nhập hàng về Việt Nam để kinh doanh nội địa hoặc xa hơn là với các nước láng giềng của Việt Nam. Tạo dựng và phát triển thị trường trong nước cho “sản phẩm ngách” (sản phẩm chưa được cung cấp nhiều và có nhiều tiềm năng để phát triển). Nhập để làm nguyên liệu cho sản xuất thành phẩm.
2. Thời điểm cần nhập hàng để kinh doanh là khi nào?
3. Xác định mặt hàng kinh doanh bạn cần nhập là gì? Bạn cần suy xét kỹ lưỡng liệu mặt hàng mà mình định nhập về liệu có cơ hội để bán chạy trên thị trường hay không?
4. Xác định bạn sẽ nhập hàng kinh doanh từ đâu? Kiểm tra và xác minh kỹ xem liệu người bán có thật sự là một công ty đáng tin tưởng và uy tín để nhập hàng về hay không?
5. Hình thức nhập khẩu như thế nào và số lượng cần nhập là bao nhiêu? Bạn cần quyết định xem sẽ nhập full container (FCL) hay là hàng lẻ LCL (đóng ghép chung container với các hàng khác), sẽ đi đường biển hay là đường hàng không?
II. Nghiên cứu lựa chọn sản phẩm kinh doanh Để lựa chọn được sản phẩm kinh doanh phù hợp, bạn cần phải xác định rõ các yếu tố sau:
1. Nhu cầu thị trường Bạn cần lựa chọn mặt hàng mà thị trường có nhu cầu mua trong hiện tại và tương lai. Ngoài ra, thị trường đó vẫn còn có thể tăng trưởng hoặc chưa bị bão hoà. Bạn có thể tìm hiểu thông tin về các thị trường lớn trên thế giới tại đây nhé!
2. Thế mạnh của bản thân Tại sao bạn lại nghĩ bạn có thể thành công khi kinh doanh sản phẩm này? Bạn có sẵn kho bãi, hệ thống phân phối, địa điểm kinh doanh hoặc các mối quan hệ cần thiết để có thể nhanh chóng tìm được đầu ra khi hàng về không?
3. Hạn sử dụng của sản phẩm kinh doanh Với mô hình kinh doanh mới, hạn sử dụng của sản phẩm nên ít nhất là 6 tháng kể từ ngày hàng về kho. Khi chưa đảm bảo được đầu ra ổn định thì bạn nên tránh nhập các mặt hàng đông lạnh và hoa quả tươi do chúng có thời hạn bảo quản ngắn, dễ bị hư hỏng.
4. Tính mùa vụ của hàng hoá kinh doanh Mỗi loại sản phẩm có một mùa vụ riêng. Có thể sản phẩm đó được tiêu thụ quanh năm nhưng vẫn có một mùa vụ mà lượng tiêu thụ trên thị trường tăng cao. Ví dụ như là vào những ngày cận Tết, nhu cầu hàng hoá thực phẩm sẽ tăng mạnh. Do đó, thời gian để bắt đầu nghiên cứu nhập hàng nên là vào tầm khoảng tháng 6.
Bạn nên chuẩn bị cho việc nhập hàng trước mùa vụ khoảng 6 tháng: 1 tháng để học về đặc tính sản phẩm, cách sử dụng: Điều này là rất quan trọng để có thể bán hàng thành công và chuyên nghiệp hơn các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường. 1 tháng để đàm phán và thương lượng với nhà cung cấp, nhận hàng mẫu và chuẩn bị các chứng từ, kiểm định cần có của cơ quan nhà nước để đưa sản phẩm ra thị trường. 1 tháng để nhà cung cấp sản xuất hàng, đưa hàng ra cảng, vận tải, làm thủ tục hải quan và đưa hàng về kho. 3 đến 4 tháng còn lại trước mùa vụ để tiến hành bán hàng, giao hàng và thu hồi tiền hàng, công nợ. 5. Thuế suất Các loại thuế có thể phải đóng khi nhập hàng về kinh doanh thường là thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT), thuế bảo vệ môi trường,… Trước tiên bạn cần phải xác định mã HS Code của hàng hoá đó để có thể tra cứu được mức thuế suất chính xác. Bạn nên tham khảo mã HS Code trên website của Hải quan Việt Nam. Mã HS Code thường chỉ nêu tính chất chung của hàng hoá chứ không nêu rõ theo tên mặt hàng. Do đó, việc một mặt hàng có thể được áp dụng 2 mã HS Code là hoàn toàn có khả năng. Bạn có quyền lựa chọn mã HS có thuế suất ưu đãi hơn. Các bạn có thể tham khảo qua biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2021 tại đây nhé! 6. Giá bán trên thị trường và số lượng đối thủ cạnh tranh Việc bán một sản phẩm với mức giá cao hơn thị trường 10% và không có điểm gì khác biệt, trong khi thị trường lại đang có tới 20 nhà cung cấp lâu năm và nhiều tiềm năng phát triển thì mô hình kinh doanh này chắc chắn sẽ thất bại. Vì thế mà bạn không nên triển khai. Vậy nên, việc cân đối được một giá bán ra hợp lý phụ thuộc vào các chi phí đầu vào của bạn, gồm các khoản sau đây: Tiền vốn mua hàng; Chi phí vận tải quốc tế và nội địa; Chi phí bảo hiểm, kho bãi, bốc xếp; Thuế nhập khẩu, thuế VAT, thuế tiêu thụ, thuế thu nhập doanh nghiệp,…; Chi phí văn phòng, nhân viên, phục vụ bán hàng; Lãi vay ngân hàng; Các loại chi phí khác. Tóm lại, bạn cần lựa chọn một sản phẩm mà sau khi cân đối các chi phí thì có thể thu được mức lợi nhuận phù hợp. Sản phẩm và giá thành phải có khả năng cạnh tranh tương đối hoặc tuyệt đối so với các đối thủ khác trên thị trường.
III. Cần phải xác định nhà cung cấp hàng hoá như thế nào? Có rất nhiều trang web và nguồn tư liệu trên thế giới có thể giúp bạn xác định được nhà cung cấp hàng hoá phù hợp. Bạn có thể tham khảo và tìm kiếm tại các nguồn sau: cổng thông tin thương mại, website, blog, tạp chí, hội chợ thương mại, lãnh sự quán, phòng thương mại, truyền miệng,… Tuy nhiên, dùng cách nào thì bạn vẫn cần phải kiểm tra danh tiếng và độ tin cậy của nhà cung cấp đó. Bạn có thể đặt các câu hỏi cho phía nhà cung cấp như sau: Công ty đã kinh doanh được lâu chưa? Xác minh công ty của họ có phải là thực thể pháp lý không? Họ đã từng xuất khẩu sản phẩm của mình sang nước bạn chưa? Nếu được, hãy yêu cầu họ cung cấp thông tin của một số khách hàng để tham khảo. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều công ty trung gian rất không đáng tin. Họ giả làm nhà cung cấp, nhà sản xuất, người bán,… và sau đó, bạn sẽ nhận ra rằng công ty kia không hề tồn tại. Nếu bạn mới bắt đầu kinh doanh với nhà cung cấp, tốt nhất là bạn nên trực tiếp gặp mặt đối tác để xác minh họ, nhà xưởng, quy mô, người phụ trách và sản phẩm của họ là có thật. Nhiều nhà nhập khẩu đã bị tổn thất chỉ vì họ không chú ý đến những vấn đề quan trọng này. Còn nếu không có điều kiện, cách duy nhất là tham khảo thông tin thêm về nhà cung cấp qua các nguồn online. Mặc dù có thể 2 bên có hợp đồng mua bán ghi rõ các điều khoản phạt, kiện tụng nhưng thường nó không mang tính chất thực thi do người mua sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc mời trọng tài quốc tế, và đi lại để dự phiên tòa nên thường họ sẽ đành chịu mất tiền.
IV. Lựa chọn phương thức thanh toán, điều khoản giao hàng, phương tiện vận tải
1. Phương thức thanh toán Thông thường, các giao dịch thanh toán cho nhà cung cấp nước ngoài thường là chuyển khoản trước 30% – 50% bằng ngân hàng. Khi hàng đã lên phương tiện vận tải, bạn sẽ thanh toán tiếp phần còn lại nếu người bán gửi bản sao hoặc bản scan Bill of Lading (vận đơn – biên lai giao nhận hàng của hãng vận tải, chứng minh người bán đã giao hàng lên tàu). Thanh toán bằng thư tín dụng L/C là hình thức mang tính ràng buộc và an toàn nhất trong thương mại quốc tế. Ngân hàng sẽ là bên thứ 3 để đảm bảo cho người bán và người mua. Tuy nhiên, nhiều nhà cung cấp từ chối sử dụng hình thức này do phát sinh thêm chi phí và phức tạp về chứng từ đối với ngân hàng. Lưu ý: Bạn tuyệt đối không được đồng ý thanh toán trước 100% tiền hàng cho nhà cung cấp trong những lần giao dịch đầu tiên. Bạn có thể tìm hiểu và tham khảo thêm về các phương thức thanh toán quốc tế tại đây nhé!
2. Điều khoản giao hàng Trong xuất nhập khẩu, có nhiều điều khoản giao hàng như FOB, CIF, EXW, DDP… Mỗi điều khoản lại quy định nghĩa vụ của bên mua và bên bán khác nhau. Tham khảo thêm các điều khoản giao hàng trong Incoterms 2020 nhé! Ví dụ như trong quá trình nhập khẩu hàng hoá: FOB quy định người mua là người thuê tàu, máy bay và trả các chi phí liên quan. CIF quy định người bán là người thuê tàu, máy bay và trả các chi phí liên quan. EXW quy định người mua
Việc xác định và thống nhất điều khoản mua bán là rất quan trọng bởi nó giúp người mua và người bán hiểu rõ nghĩa vụ và công việc cần làm của mỗi bên. Đối với những người mới bắt đầu nhập hàng kinh doanh thì nên chọn điều kiện giao hàng FOB vì cước vận chuyển sẽ rẻ hơn và đây sẽ là lựa chọn an toàn nhất. Các doanh nghiệp nhập khẩu cũng nên tránh các điều khoản giao hàng CIF hoặc CFR. Bạn cũng nên lưu ý một vài điểm khi lựa chọn và sử dụng điều kiện giao hàng Incoterms.
3. Phương tiện vận tải Vận chuyển đường biển là hình thức tiết kiệm nhất. Nếu hàng hoá đủ để xếp đầy hoặc gần đầy container, bạn có thể lựa chọn hình thức vận tải FCL (nguyên container) để tối ưu hoá chi phí. Nếu hàng ít hơn, chỉ vài pallet, vài tấn, vài khối, bạn có thể chọn hình thức vận tải LCL (thuê một phần container và đi chung container với các chủ hàng khác). Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý thêm về nhiệt độ bảo quản của hàng hoá để chọn container lạnh hoặc container thường. Vận tải bằng đường hàng không là hình thức vận chuyển đắt gấp nhiều lần so với đường biển nhưng thời gian lại ngắn hơn rất nhiều, thường dùng cho các mặt hàng tươi, hoa quả và các hàng hóa giá trị cao. Nếu chọn nhập khẩu bằng điều khoản mua bán FOB, tự thuê phương tiện vận tải quốc tế, bạn nên liên hệ với các công ty forwarder như là Advantage Logistics để được tư vấn và hỗ trợ về vận tải, chứng từ cho lô hàng nhập khẩu. Mặc dù có thể tốn thêm chi phí nhưng sẽ đảm bảo an toàn cho việc kinh doanh của bạn trong tương lai. V. Điều khoản bán hàng Để an tâm khi ký kết hợp đồng với nhà cung cấp, bạn nên phác thảo rõ ràng các ý chính trong hợp đồng được nêu cụ thể dưới đây: Bên chịu trách nhiệm; Trách nhiệm của mỗi bên; Điều khoản giao hàng và bán hàng; Giá cả hàng hóa; Địa điểm giao hàng được thỏa thuận: cảng, nhà kho,…; Phương thức thanh toán; Tiêu chuẩn kỹ thuật về sản phẩm như là cấp phép sản phẩm, giấy phép,… Bên cạnh đó, bạn nên đọc, hiểu và xác định Incoterms, Biểu thuế Xuất nhập khẩu phù hợp nhất cho việc kinh doanh trước khi thỏa thuận về điều khoản bán hàng. Nhiều vụ việc gian lận, lừa dối và sai phạm xảy ra chỉ bởi vì người mua và người bán không hiểu Incoterms được sử dụng như thế nào.
VI. Hiểu rõ quy trình nhập khẩu hàng hoá Bạn cần phải nắm rõ thủ tục nhập khẩu hàng hóa để kinh doanh cho người mới bắt đầu là như thế nào? Đừng chỉ biết những gì xảy ra đối với lô hàng hay việc kinh doanh của bạn mà hãy hiểu cả quy trình tổng thể. Bằng cách này, nếu có một việc gì đó bất lợi xảy ra, bạn sẽ biết cách xử lý theo hướng nhanh nhất và tối ưu nhất. Liên lạc với đại lý, hãng tàu, hải quan, cảng và phòng thương mại để hiểu thêm về vai trò và quy trình làm việc của họ. Chủ động đến văn phòng hải quan địa phương để tìm hiểu xem là: Những yêu cầu nào để một doanh nghiệp có thể trở thành nhà nhập khẩu? Hàng hóa mà bạn muốn nhập có được cấp giấy phép hay không? Có những giấy phép, chứng nhận, bằng cấp nào được yêu cầu? Thuế và ưu đãi thuế của bạn có đủ điều kiện với nhà cung cấp hay không? Thủ tục hải quan hàng nhập cho người mới bắt đầu là như thế nào? Đọc thêm các bài tư vấn liên quan đến quy trình, thủ tục, vận chuyển, cước tàu, hải quan để hiểu rõ thêm. VII. Theo dõi và quản lý lô hàng Ngay cả khi bạn đã chỉ định một đại lý và để họ tự sắp xếp, giải quyết tiến trình thì cũng sẽ có những việc được hoàn thành tốt nhất nếu bạn có thể đích thân thực hiện.
1. Bảo hiểm hàng hoá kinh doanh Đây là một khía cạnh quan trọng khác trong tổng thể chu kỳ giao hàng. Bạn cần phải đảm bảo rằng hàng hóa được bảo hiểm thông qua một công ty bảo hiểm hàng hóa danh tiếng và uy tín. Một vài điều khoản được bảo hiểm như sau: Thiệt hại trong quá trình vận chuyển; Đơn vị vận tải hoặc shipper chậm trễ trong việc giao hàng; Phí DEM/DET do người gửi hàng gửi chứng từ sai; Việc dỡ hàng, kiểm hóa và phí dỡ hàng; Tỉ lệ dao động tỉ giá.
2. Thường xuyên theo dõi lô hàng Xác minh và kiểm chứng rằng hàng của bạn đã được lên tàu, kiểm tra lộ trình của lô hàng, thời gian vận chuyển khoảng bao lâu, đặc biệt trong trường hợp bạn nhập hàng lẻ (LCL). Hầu hết các hãng tàu sẽ gửi cho bạn hoặc forwarder của bạn một thông báo hàng đến và đề cập khi nào hàng sẽ tới cảng đến. 3. Kiểm tra chứng từ Vận đơn – có thể chuyển nhượng được bill gốc hoặc là seaway bill tùy thuộc vào thỏa thuận của bạn với người bán; Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Phiếu đóng gói hàng ( Packing List); Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O); Giấy phép, carnet (sổ tạm nhập tái xuất); Giấy chứng nhận phân tích (nếu có). VIII. Các dịch vụ logistics hỗ trợ quá trình nhập hàng kinh doanh Bài viết trên đây ắt hẳn đã phần nào giúp bạn hiểu thêm về các bước để có thể tự nhập hàng hóa về Việt Nam kinh doanh. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn còn nhiều lo ngại và chưa đủ tự tin trong lần đầu nhập hàng thì bạn có thể thuê các dịch vụ hỗ trợ để làm thủ tục từ bên ngoài.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *