XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC

XUẤT NHẬP KHẨU UỶ THÁC là hoạt động dịch vụ thương mại dưới hình thức thuê và nhận làm dịch vụ ủy thác. Hoạt động này được thực hiện trên cơ sở hợp đòng uỷ thác xuất nhập khẩu giữa các doanh nghiệp và phù hợp với những quy định của hợp đồng kinh tế quốc tế.

Ủy thác xuất nhập khẩu là một trong những từ rất quen thuộc đối với những chủ doanh nghiệp, cửa hàng, cá nhân thường xuyên nhập khẩu hàng hóa về Việt Nam. Nhưng chắc chắn có nhiều người vẫn không thể nắm được xuất nhập khẩu ủy thác cụ thể là làm những công việc gì. Tại sao lại có mức phí như vậy và phí này từ đâu mà có.

Do đó, khi các cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn xuất nhập khẩu hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam. Họ không muốn (hoặc không thể) tự mình đứng ra làm các giấy tờ liên quan mà nhờ một đơn vị hay tổ chức nào đó chuyên về nghiệp vụ này để giúp cho công việc xuất nhập khẩu một cách dễ dàng hơn.

Nói đơn giản thì Dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu là hình thức xuất nhập khẩu hàng hóa hộ hay còn được gọi là hình thức xuất nhập khẩu trung gian. Dịch vụ thường được sử dụng bởi các doanh nghiệp không có chức năng xuất nhập khẩu hoặc cá nhân không có công ty.

Vì sao nên dùng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

– Là chủ sở hữu của doanh nghiệp nhưng doanh nghiệp của Quý Khách chưa có đủ kinh nghiệm về thương mại quốc tế để có thể tự mình nhập khẩu hàng hóa.

– Cá nhân không có tư cách pháp nhân, nên không có chức năng nhập khẩu, không ký hợp đồng được với đối tác là các doanh nghiệp nước ngoài

– Doanh nghiệp vừa mới thành lập chưa thể đàm phán được với người bán hàng ở nước ngoài, chưa nắm rõ các quy trình và hình thức làm việc với hải quan cũng như quy trình nhập khẩu hàng hóa (rất nhiều khách hàng hoàn toàn không biết gì về xuất nhập khẩu)

– Doanh nghiệp của Quý Khách mặc dù có đầy đủ các chức năng nhập khẩu. Nhưng có thể do mặt hàng mới nên cảm thấy chưa đủ kinh nghiệm để nhập hàng và chuẩn bị các thủ tục giấy tờ. Do đó, phải sử dụng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu hàng hóa để giảm thiểu tối đa rủi ro về pháp lý

– Quý Khách không tin tưởng vào người bán, người vận chuyển từ phía nước ngoài (đặc biệt phải cẩn thận với Ấn Độ).

Về hồ sơ khai báo hải quan trong trường hợp xuất khẩu ủy thác:

Công ty thực hiện theo quy định tại khoản 1, điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC đã được sửa đổi bổ sung tại Thông tư 39/2018/TT-BTC ngày 20/04/2018 của Bộ Tài chính quy định, hồ sơ khai báo hải quan đối với hàng xuất khẩu, trong đó tại điểm g quy định:

“g) Hợp đồng ủy thác: 01 bản chụp đối với trường hợp ủy thác xuất khẩu hàng hóa thuộc diện phải có giấy phép xuất khẩu, giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành hoặc phải có chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư mà người nhận ủy thác sử dụng giấy phép hoặc chứng từ xác nhận của người giao ủy thác;”

Các loại hình uỷ thác xuất nhập khẩu phổ biến:

  • Dịch vụ Tạm nhập – Tái xuất, Tạm xuất – Tái nhập.
  • Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đầu tư có thuế hoặc miễn thuế
  • Dịch vụ Xuất Nhập Khẩu đối với hàng gia công.
  • Dịch vụ Nhập Khẩu nguyên liệu để sản xuất hàng Xuất khẩu
  • Dịch vụ Xuất nhập khẩu phi mậu dịch ( hàng cho, tặng, viện trợ, đặc biệt…).

Quy trình xử lý hàng hóa được ủy thác:

Bước 1: Nhận thông tin về các loại hàng hóa của quý khách cần nhập/xuất khẩu.

– Loại hàng

– Số lượng hàng

– Nước nhập khẩu

– Trị giá lô hàng

Bước 2: Sau khi có đầy đủ thông tin.

– Báo giá vận chuyển

– Báo giá phí dịch vụ ủy thác

– Liên hệ các bên để tiến hành hợp đồng vận chuyển

– Chốt lịch hàng về (Ngày đi, ngày đến, địa điểm, quy cách đóng gói…)

Bước 3: Kí kết hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu

– Ký kết hợp đồng giữa bên thứ 3 và người mua/bán tại Việt Nam

– Đặt cọc hợp đồng.

– Ký kết hợp đồng thương mại quốc tế giữa bên thứ 3  với người mua/bán tại nước ngoài.

– Chốt số lượng và đơn giá. Tổng tiền hàng

Bước 4: Thanh toán tiền hàng cho người mua/bán ở nước ngoài

– Sau khi nhận được tiền đặt cọc của người mua/bán tại Việt Nam. KBL  sẽ tiến hành liên hệ để ship hàng đi/về Việt Nam. Và thanh toán đơn hàng quốc tế theo thỏa thuận như một lô hàng nhập khẩu thông thường.

– Các giao dịch sẽ được thực hiện toàn bộ qua ngân hàng với giấy tờ và chính sách thương mại quốc tế.

Bước 5: Nhận và thông báo kế hoạch hàng đi/về

– Với hàng nhập khẩu: tùy theo orders nhà máy sẽ bắt đầu đóng hàng và lên lịch booking. Giai đoạn này tất cả các đối tác làm việc tại nước ngoài sẽ là người của KBL. Trực tiếp liên hệ và pick up hàng về Việt Nam. Ngoài ra chúng tôi không tin tưởng các đối tác nào khác (trừ khi do chủ hàng chỉ định phải làm việc). Lúc đó, KBL sẽ không chịu trách nhiệm về thủ tục tại nước ngoài.

– Với hàng xuất khẩu: Chủ hàng lên kế hoạch trả hàng và KBL sẽ đưa Container đến đóng hàng theo đúng như lịch trình đã được thông báo. Nếu có thay đổi Chủ hàng phải báo trước tối thiểu 02 ngày nếu không chúng tôi sẽ thu phí hủy đơn hàng và lưu ca xe, quay đầu rỗng (nếu có) do không đóng được hàng.

– Sau khi hàng được đóng vào container và vận chuyển về Việt Nam. KBL sẽ theo dõi và cập nhật lịch trình, đồng thời thông báo lịch hàng về khi tàu cập cảng (hoặc thông báo lịch dự kiến tới nơi với hàng xuất).

Bước 6: Khai báo thủ tục hải quan

– Thực hiện thủ tục khai báo và thông quan hàng hóa. Xin các loại giấy phép nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa được thông suốt trong quá trình lưu hành ra thị trường tại Việt Nam.

– Vận chuyển hàng về kho của Chủ hàng (sau khi tất toán toàn bộ chi phí của lô hàng).

Bước 7: Thanh toán và thanh lý hợp đồng

– Đối với hàng cần xin giấy phép: Thực hiện ủy quyền lại các giấy phép cần được sử dụng khi lưu hành ra thị trường để Chủ hàng có thể toàn quyền bán sản phẩm.

– Tất toán hợp đồng và các chi phí có hóa đơn đỏ, giấy tờ liên quan đến lô hàng.

Trách nhiệm với chủ hàng

– Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài

– Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa

– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài

– Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu

– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…

– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)

Trách nhiệm của chủ hàng sau khi ký hợp đồng

Sau khi nắm được quy trình thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu đã đưa ra, thì Chủ hàng phải thực hiện các bước như sau:

– Kiểm tra mặt hàng có thuộc diện cấm nhập hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu như hàng hóa nằm trong diện cấm nhập khẩu thì tốt nhất là nên hủy đơn hàng. Vì không có một đơn vị nhập khẩu ủy thác nào chấp nhận nhập hàng cấm. Rủi ro pháp lý sẽ rất phiền phức và ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị nhận ủy thác.

– Nếu hàng hóa không thuộc diện cấm nhập khẩu thì nên kiểm tra bước tiếp theo về các loại giấy phép cần phải có khi nhập khẩu. Và giấy phép nhập khẩu nên xin xong trước khi nhập khẩu lô hàng, tránh phát sinh chi phí lưu cont lưu vỏ tại bãi. Nếu chủ hàng vẫn quyết định cho hàng về sớm, vui lòng thông báo trước tiến hành làm dịch vụ xin nhanh giấy phép nhập khẩu.

– Thông báo cho người bán/mua tại nước ngoài về đơn vị sẽ thay mặt xử lý và giao dịch các lô hàng xuất/nhập khẩu. Bởi vì không thể nào Người bán/mua sẽ giao lô hàng cho một người lạ khi không biết họ là ai và từ đâu đến.

– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng. Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài

– Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng. Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)

– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác trước khi nhận hàng

Các loại phí chắc chắn phải có

– Phí vận chuyển đường biển

– Phí xử lý tại cảng

– Phí thủ tục hải quan

– Phí vận tải giao hàng về kho của khách hàng

Các loại phí xin giấy phép nhập khẩu

– Phí xin giấy phép chuyên ngành

– Phí kiểm tra chất lượng

– Phí dán nhãn năng lượng

– Phí kiểm dịch với hàng thực phẩm

Các loại thuế phí phải đóng

– Thuế nhập khẩu

– Thuế giá trị gia tăng

– Các loại thuế này được xác định bởi HS CODE và Giá trị hàng hóa (theo USD) khi mở tờ khai hải quan.

Ưu nhược điểm khi dùng dịch vụ ủy thác xuất nhập khẩu

Ưu điểm của dịch vụ ủy thác

– Dễ làm đơn giản không cần kiến thức về xuất nhập khẩu

– Tránh rủi ro cho cá nhân và doanh nghiệp về sau

– Có hóa đơn đỏ, minh bạch tài chính

– Biết chính xác chi phí cho lô hàng, không phát sinh quá nhiều

– Không mất thời gian gian cho việc tìm hiểu thủ tục làm sao để nhập khẩu

Nhược điểm của dịch vụ ủy thác

– Phát sinh chi phí dịch vụ ủy thác từ 1% đến 3% giá trị đơn hàng

– Chứng từ, hồ sơ nhập khẩu sẽ mang tên công ty ủy thác

– Các giấy phép khi xin xong sẽ phải làm thêm 1 hợp đồng ủy quyền để Chủ hàng có thể yên tâm sử dụng

Trách nhiệm của KBL với chủ hàng

– Đàm phán, ký kết hợp đồng ngoại thương với người bán hàng nước ngoài
– Làm các thủ tục cần thiết để nhập khẩu hàng hóa
– Thanh toán tiền cho người bán hàng nước ngoài
– Khai và nộp các loại thuế: thuế nhập khẩu, thuế VAT… cho hàng nhập khẩu
– Lưu giữ bộ chứng từ xuất nhập khẩu: hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói…
– Xuất trả hàng đã nhập khẩu cho người ủy thác, cùng hóa đơn VAT cho hàng nhập khẩu (bên cạnh hóa đơn VAT cho phí dịch vụ ủy thác nhập khẩu)

Trách nhiệm của chủ hàng sau khi ký hợp đồng

Sau khi nắm được quy trình thực hiện hợp đồng ủy thác xuất nhập khẩu của KBL đã đưa ra, thì Chủ hàng phải thực hiện các bước như sau:

– Kiểm tra mặt hàng có thuộc diện cấm nhập hoặc tạm dừng nhập khẩu không. Nếu như hàng hóa nằm trong diện cấm nhập khẩu thì tốt nhất là nên hủy đơn hàng. Vì không có một đơn vị nhập khẩu ủy thác nào chấp nhận nhập hàng cấm. Rủi ro pháp lý sẽ rất phiền phức và ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị nhận ủy thác.

– Nếu hàng hóa không thuộc diện cấm nhập khẩu thì nên kiểm tra bước tiếp theo về các loại giấy phép cần phải có khi nhập khẩu. Và giấy phép nhập khẩu nên xin xong trước khi nhập khẩu lô hàng, tránh phát sinh chi phí lưu cont lưu vỏ tại bãi. Nếu chủ hàng vẫn quyết định cho hàng về sớm, vui lòng thông báo trước để KBL tiến hành làm dịch vụ xin nhanh giấy phép nhập khẩu.

– Thông báo cho người bán/mua tại nước ngoài về đơn vị KBL sẽ thay mặt xử lý và giao dịch các lô hàng xuất/nhập khẩu. Bởi vì không thể nào Người bán/mua sẽ giao lô hàng cho một người lạ khi không biết họ là ai và từ đâu đến.

– Cung cấp đầy đủ thông tin về loại hàng, model, thông số kỹ thuật… để người nhận ủy thác đặt hàng. Phối hợp với người nhận ủy thác đàm phán hợp đồng với đối tác nước ngoài

– Chuyển tiền hàng để bên nhận ủy thác thanh toán cho người bán hàng. Phối hợp nhận hàng (chẳng hạn: cùng người ủy thác kiểm hóa tại cảng)

– Thanh toán phí dịch vụ ủy thác trước khi nhận hàng

Ưu điểm của dịch vụ ủy thác

– Dễ làm đơn giản không cần kiến thức về xuất nhập khẩu
– Tránh rủi ro cho cá nhân và doanh nghiệp về sau
– Có hóa đơn đỏ, minh bạch tài chính
– Biết chính xác chi phí cho lô hàng, không phát sinh quá nhiều
– Không mất thời gian gian cho việc tìm hiểu thủ tục làm sao để nhập khẩu

Nhược điểm của dịch vụ ủy thác

– Phát sinh chi phí dịch vụ ủy thác từ 1% đến 3% giá trị đơn hàng
– Chứng từ, hồ sơ nhập khẩu sẽ mang tên công ty ủy thác
– Các giấy phép khi xin xong sẽ phải làm thêm 1 hợp đồng ủy quyền để Chủ hàng có thể yên tâm sử dung

Các loại phí chắc chắn phải có

– Phí vận chuyển đường biển
– Phí xử lý tại cảng
– Phí thủ tục hải quan
– Phí vận tải giao hàng về kho của khách hàng

Các loại phí xin giấy phép nhập khẩu

– Phí xin giấy phép chuyên ngành
– Phí kiểm tra chất lượng
– Phí dán nhãn năng lượng
– Phí kiểm dịch với hàng thực phẩm

Các loại thuế phí phải đóng

– Thuế nhập khẩu
– Thuế giá trị gia tăng
– Các loại thuế này được xác định bởi HS CODE và Giá trị hàng hóa (theo USD) khi mở tờ khai hải quan.

#KBL #VantaiBacNam #Liienvanquocte #VantaiDaphuongthuc #Vantaisieutruongsieutrong #Vậntải #VậnchuyểnBắcNam #Container #VậntảiBắcTrungNam #VậntảiĐườngSắt #VantaiChuyenNghiep #VantaiUytin #vanchuyenhangghep #vanchuyendiLao #vanchuyendiCampuchia #vanchuyenbacnam

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *