BẠN ĐÃ HIỂU GÌ VÈ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU DĂM GỖ?

Gỗ dăm (dăm gỗ wood chips) là gì

Trong ngành chế  biến gỗ từ những khúc gỗ to người ta đục, cắt, xẻ… chúng thành những sản phẩm đồ gỗ đẹp mắt có giá trị thương mại. Những mẩu gỗ nhỏ có kích thước dưới 3 cm được gọi là dăm gỗ, như vậy có thể thấy chúng được biết đến như một loại phụ phẩm được sinh ra trong quá trình chế biến sản xuất đồ gỗ.

Tuy nhiên để có thể tạo ra một lượng lớn dăm gỗ xuất khẩu như ngày nay, việc chủ động tạo ra dăm gỗ cũng đã đang được áp dụng phổ biết hơn. Từ những thân cây, cành cây hay đầu mẩu, palet, ván bóc, ván lạng, gỗ thừa trong quá trình sản xuất gỗ người ta đã sử dụng những loại máy băm gỗ công suất lớn, chỉ trong tích tắc đã có thể tạo ra cả đống dăm gỗ rất nhanh chóng và tiện lợi.

Tình hình chung về việc xuất khẩu gỗ dăm hiện nay

Gỗ dăm hay còn gọi là dăm gỗ (woods chips) là một chế phẩm được lọc ra, loại ra sau khi khai thác lâm sản. Gỗ dăm được sử dụng trong rất nhiều công việc như : sản xuất ván dăm, nguyên liệu xây dựng, ứng dụng trong chế phẩm nông nghiệp.

Lâu nay, đầu ra của mặt hàng dăm gỗ hầu như chỉ trông vào thị trường Trung Quốc, một ít xuất sang thị trường các nước: Indonesia, Malaysia, Nhật Bản, Hàn Quốc. Do ảnh hưởng của dịch Coivd-19, những lô hàng xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc bị giảm mạnh. Vì vậy, việc tìm kiếm các thị trường thay thế là hết sức cần thiết. Ngoài ra, sở cũng tạo điều kiện hỗ trợ các DN đầu tư dây chuyền, chuyển hướng chế biến sâu các sản phẩm thay vì xuất khẩu dăm thô như hiện nay”.

Hiện Chính phủ đăng cân nhắc khả năng tăng thuế suất khẩu dăm gỗ ở mức 2% hiện tại lên 5%. Lộ trình tăng thuế xuất khẩu dăm đã được Chính phủ vạch ra từ trước đó, hướng tới mục tiêu hạn chế xuất khẩu gỗ nguyên liệu thô (dăm gỗ, ván bóc), nhằm tạo nguồn nguyên liệu lớn cho ngành chế biến đồ gỗ nội thất, có giá trị gia tăng cao hơn ngành dăm, của Việt Nam.

Các ứng dụng của gỗ dăm

Dăm gỗ là nguồn nguyên liệu đầu vào cho ngành sản xuất giấy, các nhà máy sản xuất gỗ công nghiệp và chế biến gỗ không thể thay thế hiện thời. Ngoài ra dăm gỗ còn được dùng để làm nhang thơm, nhang sạch, gỗ nén…Tới nay Việt Nam đang là nhà nước xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất thế giới với kỷ lục lên tới 5,4 triệu tấn. Để có thể đạt được những con số như vậy thì máy móc công nghiệp cũng đóng vai trò hết sức quan trọng góp phần nâng cao sản lượng, chất lượng dăm gỗ và giảm uổng sản xuất chế biến dăm gỗ.

Căn cứ pháp lý về thủ tục xuất khẩu gỗ dăm, ván dăm

– Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT: Quy định về hồ sơ lâm sản hợp pháp
– Thông tư 40/2015/TT-BNNPTNT: Sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2012/TT-BNNPTNT về hồ sơ lâm sản
– Văn bản 07/VBHN-BNNPTNT(2016): Hợp nhất hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra lâm sản
– Thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT: ban hành bảng mã số Hs đối với hàng hóa chuyên ngành xuất khẩu, nhập khẩu thuộc phạm vi quản lý của bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn

Các thông tư văn bản về xuất khẩu gỗ dăm, gỗ ván dăm

Theo thông tư 24/2017/TT-BNNPTNT thay thế thông tư số 24/2016/TT-BNNPTNT thì sẽ có danh mục HS hàng hóa là gỗ tự nhiên, gỗ xẻ từ rừng tự nhiên bị cấm Xuất khẩu.

Căn cứ Điều 7 và Điều 8 Thông tư 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quy định về việc xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ:

Điều 7. Cấm xuất khẩu
Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.

Điều 8. Xuất khẩu theo điều kiện hoặc theo giấy phép
Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp.

Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hoá với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép.

Gỗ và sản phẩm làm từ gỗ thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp.

Ngoài danh mục này, gỗ rừng trồng và các sản phẩm qua chế biến như gỗ ván ép (gỗ dán), gỗ viên nén mùn cưa (wood pellet), gỗ dăm wood chips được phép xuất khẩu. Bởi hiện tại việc trồng rừng và thu mua gỗ keo, bạch đàn từ chủ rừng rất dễ dàng.

Quy định về thuế suất xuất khẩu và HS Code của gỗ dăm wood chips

HS code của gỗ dăm wood chips là 4401.2200. Và mặt hàng này có Thuế suất xuất khẩu là 2%.
Tuy nhiên, như đã nhắc ở trên. Hiện chính phủ đang đưa ra dự kiến nâng mức TSXK lên 5% nhằm hạn chế thất thoát nguyên liệu và đẩy mạnh phát triển ngành nội thất quốc gia Việt Nam.

Nhưng, ngành gỗ dăm vẫn còn 1 cơ hội khác khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực từ ngày 14/01/2019 cũng là lúc các doanh nghiệp xuất khẩu dăm gỗ được hưởng ưu đãi thuế quan (mức thuế suất xuất khẩu được áp dụng cho CPTPP là 0%).

Việt Nam đã cùng 10 nước gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore chính thức ký kết Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).

Theo đó, cùng với nhiều sản phẩm khác, dăm gỗ khi xuất khẩu sang các nước tham gia CPTPP sẽ được loại bỏ thuế quan (thuế suất về 0% thay vì 2% như trước – Zship)

Doanh nghiệp có phải chuẩn bị hồ sơ lâm sản khi xuất ?

Theo Công văn số: 2601/GSQL-GQ1 ngày 25/10/2017 về việc hồ sơ xuất khẩu.Được trích dẫn nguyên văn như sau :
Thời gian qua, Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về Hải quan) nhận được báo cáo vướng mắc của một số đơn vị hải quan địa phương về việc nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi thực hiện thủ tục xuất khẩu đối với các lô hàng sản phẩm là đồ gỗ mỹ nghệ, đồ gỗ cao cấp, sản phẩm gỗ sau chế biến.

Trên cơ sở ý kiến của Cục kiẻm lâm – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ khi xuất khẩu, Cục Giám sát quản lý về Hải quan có ý kiến như sau:

Đề nghị Cục Hải quan các tỉnh, thành phố căn cứ các quy định hiện hành và ý kiến của Cục Kiểm lâm tại công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 để thực hiện thủ tục hải quan xuất khẩu đối với các lô hàng gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ theo quy định pháp luật.

Cục Giám sát quản lý về Hải quan – Tổng cục Hải quan có ý kiến để các đơn vị được biết và thực hiện./.

(Gửi kèm công văn số 657/KL-ĐT ngày 17/10/2017 của Cục Kiểm lâm) – Ký bởi : Phó Cục Trưởng Ngô Minh Hải.

Trong đó, công văn này được sử dụng để phúc đáp và làm rõ nội dung chính của văn bản số 2355/GSQL-GQ1 ngày 04/10/2017 của Cục GSQL về Hải quan như sau :

Phúc đáp văn bản số 2355/GSQL-GQ1 ngày 04/10/2017 của Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc hồ sơ gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ xuất khẩu; Cục Kiểm lâm có ý kiến như sau:

Ngày 04/01/2012, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 01/2012/TT- BNNPTNT Quy định hồ sơ lâm sản hợp pháp và kiểm tra nguồn gốc lâm sản. Theo đó việc xác nhận lâm sản hợp pháp thực hiện theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 01/2012/TT; Hồ sơ lâm sản sau chế biến thực hiện theo quy định tại Điều 17 của Thông tư số 01/2012/TT-BNNPTNT ngày 04/01/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Ngày 12/02/2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT Hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.

Tại Khoản 1 Điều 8 Thông tư số 04/2015/TT- BNNPTNT quy định: “Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu, thương nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc gỗ hợp pháp”. Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT không quy định việc doanh nghiệp phải nộp/xuất trình hồ sơ lâm sản khi xuất khẩu. Cục Kiểm lâm phúc đáp để Cục Giám sát quản lý về Hải quan biết.

Chuẩn bị hồ sơ làm thủ tục hải quan xuất khẩu gỗ dăm, ván dăm

Hồ sơ hải quan thủ tục xuất khẩu xuất khẩu gỗ dăm, ván dăm, đề nghị doanh nghiệp đọc khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC sửa đổi điều 16 TT38/2015

Trong thực tế khi khai báo đính kèm chứng từ điện tử V5 và nếu cơ quan hải quan yêu cầu xuất trình chứng từ để kiểm tra, các doanh nghiệp có thể đính kèm các chứng từ sau:

– Sales Contract (nếu có)
– Bảng kê lâm sản dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt , Chi cục..
– Bảng kê lâm sản (doanh nghiệp tự lập) theo mẫu số 01 nằm trong TT 01/2012/TT-BNNPTNT
– Commercial Invoice
– Packing List
– Hợp đồng ủy thác xuất khẩu (nếu có)
– Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán (trong trường hợp bạn là doanh nghiệp Trading thương mại xuất khẩu).
– Bill of Lading

Dăm gỗ xuất khẩu không bắt buộc kiểm dịch

Cụ thể, theo cục bảo vệ thực vật, Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật được Quốc hội thông qua ngày 25/11/2013 có hiệu lực từ 1/1/2015 nêu rõ: Vật thể trong Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu phải được kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Theo quy định tại điểm a, khoản 2, Điều 1 của Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT thì dăm gỗ, giường tủ, bàn ghế, đồ thủ công mỹ nghệ là sản phẩm của cây được sản xuất từ thân, cành cây gỗ nên là vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế thì dăm gỗ và giường tủ, bàn ghế, đồ thủ công mỹ nghệ đã qua các công đoạn sản xuất như băm hoặc ngâm tẩm, sấy, đánh bóng, sơn… về cơ bản đã loại trừ được nguy cơ mang theo sinh vật gây hại nên sẽ không bắt buộc phải kiểm dịch thực vật khi xuất khẩu

Lưu ý : Việc hun trùng hay kiểm dịch thực vật hoàn toàn do yêu cầu của bên nhập khẩu. Khi làm thủ tục hải quan xuất khẩu than mùn cưa, cơ quan hải quan sẽ không yêu cầu doanh nghiệp làm hun trùng hay kiểm dịch.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *